- Back to Home »
- Ứng dụng Linkedin »
- ỨNG DỤNG LINKEDIN XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CÁ NHÂN
Thứ Tư, 13 tháng 11, 2013
SMO - Ứng dụng LinkedIn xây dựng thương hiệu cá nhân
Với hơn 175 triệu người dùng trên LinkedIn và rất nhiều trong số đó là các nhà quản lý, điều hành, giám đốc… việc bạn có được một profile ấn tượng và chuyên nghiệp để thu hút các khách hàng tiềm năng chính là một bước quan trọng trong quá trình marketing kỹ năng của bạn.
Xây dựng thương hiệu cá nhân với LinkedIn |
Sau đây là các bước cần thiết để có được một profile LinkedIn chuyên nghiệp và ấn tượng.
1) Định dạng được mục tiêu về thương hiệu cá nhân
Trả lời các câu hỏi sau một cách rõ ràng nhất có thể:
- Bạn đang mong muốn thực hiện điều gì khi lập ra profile của mình trên LinkedIn?
- Bạn có thật sự muốn trở thành một chuyên viên cho các công ty, tập đoàn kinh tế?
- Mục tiêu của bạn liệu có phải là trở thành một bộ não hàng đầu trong lĩnh vực của mình và có khả năng thu hút các cá nhân, tổ chức lớn?
- Liệu có phải bạn chỉ đơn giản sử dụng LinkedIn và các mạng xã hội khác như một kênh marketing online khác trong toàn bộ chiến dịch marketing của bạn?
2) Định dạng được các từ khóa về thương hiệu cá nhân
Đây là các từ khóa mà người dùng và đồng nghiệp sẽ sử dụng để tìm đến bạn. Để tìm ra chúng, hãy trả lời các câu hỏi sau:
- Bạn làm gì?
- Bạn làm điều đó cho ai?
- Bạn thực hiện công việc của mình tại đâu?
- Giá trị mà bạn mang lại là gì?
- Chuyên môn của bạn là gì?
Hãy tìm kiếm ban đầu với khoảng 10-20 từ khóa sau đó chọn ra 2-3 từ khóa chính mô tả chính xác nhất về bạn và việc bạn làm. Sau đó, hãy đặt chúng trong phần Title, headline, URL, phần giới thiệu về kỹ năng và chức danh nghề nghiệp của bạn.
3) Nhấn mạnh các kỹ năng, kinh nghiệm, chuyên môn của bạn
Tại bước này, bạn có thể tiến hành các thay đổi cần thiết cho các phần như URL, headline, summary… của profile.
- Custom URL: đường dẫn tới profile LinkedIn của bạn chính là yếu tố thương hiệu
- Headline: phần tiêu đề headline chính là phần bạn nói cho người dùng biết bạn muốn được biết tới như thế nào
- Summary: đây là phần quan trọng bởi nó cho người dùng biết được về các giải thưởng, danh hiệu, kinh nghiệm mà bạn có. Đây cũng là nơi mà bạn muốn đặt các thông tin liên lạc như website cá nhân, email, số điện thoại…
- Skills & Expertise: phần liệt kê kỹ năng và chuyên môn là nơi bạn muốn xuất hiện các từ khóa mà bạn đã định nghĩa từ trước và các thông tin trong phần này cũng cần khớp với các thông tin trong các phần khác của profile.
4) Viết về các vấn đề liên quan tới thị trường và các giải pháp
Yếu tố quan trọng nhất để thể hiện được chuyên môn của bạn và cho thấy bạn có các giải pháp cho những vấn đề mà thị trường đang gặp phải chính là một trong những yếu tố quan trọng nhất để giúp profile LinkedIn của bạn đạt điểm cao trong mắt khách hàng tiềm năng.
Chính vì vậy, việc liệt kê các thông tin đó trong profile của mình càng chi tiết càng tốt là điều bạn cần cân nhắc thực hiện một cách cẩn thận và đầy đủ.
Điều cuối cùng cần ghi nhớ đó là bạn cần phải tham gia vào các hội nhóm trên LinkedIn có liên quan tới thị trường của mình để đóng góp ý kiến và cho mọi người thấy bạn. Có như vậy, profile của bạn mới được nhiều người biết đến.
Xem thêm: